Hệ thống chống sét lan truyền

surge device pric
Sét lan truyền là hiện tượng sét đánh vào đường đường dây điện lực dẫn trực tiếp vào hệ thống điện hạ áp của các hộ tiêu thụ điện. Dòng sét có thể lên tới 100kA, thông thường kéo dài từ 1-30 micro giây. Sét lan truyền gây nguy hiểm tới tính mạng con người, đặc biệt đối với trường hợp thiết bị sử dụng bảo vệ nối dây trung tính, gây thủng cách điện, cháy nổ hư hỏng đối các thiết bị điện.
Bảo vệ chống sét lan truyền giúp hệ thống điện tránh các rủi do từ sét đánh, tăng độ tin cậy hệ thống, kéo dài tuổi thọ sử dụng thiết bị,…Bài viết dưới đây, BKAS Co Ltd sẽ trình bày mô hình thiết kế một hệ thống chống sét làn truyền hoàn chỉnh. Hi vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho Quý bạn đọc.

1. Nguyên lý bảo vệ chống sét lan truyền

Dẫn toàn bộ dòng điện do sét gây ra xuống đất một cách an toàn và nhanh nhất. Để làm được điều trên thì phụ thuộc vào 2 yếu tố:
  • Thiết bị dẫn sét Surge Protection Devices (SPD): Là thiết bị dẫn sét xuống đất, có 3 loại SPD và trong một hệ thống bảo vệ ta cần phối kết hợp các loại thiết bị này để mang lại hiệu quả chống sét tốt nhất.
  • Hệ thống tiếp địa chống sét phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo TCVN 9385:2012

2. Thiết kế hệ thống tiếp địa

Có 2 hướng làm tiếp địa là sử dụng bãi cọc hoặc giếng tiếp địa (trong bài viết này chỉ đề cập tới bãi cọc tiếp địa).
Bãi cọc tiếp địa là hệ thống các cọc kim loại được liên kết với nhau bằng dây đồng hoặc nhôm kết nối về hộp kiểm tra tiếp địa. Các cọc tiếp địa có thể đóng nối tiếp hoặc theo hình vuông, hình sao… (tùy điều kiện) sao cho khoảng cách cọc > 3m, dây liên kết nằm sâu > 0.3m so với mặt đất. Điện trở tiếp địa chống sét lan truyền < 4 Ohm.
Bãi cọc tiếp địa càng gần công trình cần bảo vệ càng tốt.
bai coc chong set
*Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

3. Lựa chọn và lắp đặt thiết bị dẫn sét SPD

3.1 Lựa chọn thiết bị
  • Bước 1: Xác định thiết bị cần bảo vệ là thiết bị nguồn 1 pha hay nguồn 3 pha, mức điện áp 230AC hay 24DC,…
  • Bước 2: Lựa chọn chống sét Type 1, Type 2, Type 3 phù hợp với cấp điện áp, số cực bảo vệ. Nên lựa chọn chống sét lan truyền của một số thương hiệu nổi tiếng: Phoenix Contact, ABB, Schneider,…
surge device pric
Hình 3: Mức độ bảo vệ của các loại chống sét Type 1, Type 2 và Type 3
  • Lắp đặt chống sét Type 1 tại điểm đầu của nguồn cấp, giúp hạn chế 80% rủi ro.
  • Lắp đặt chống sét Type 2 tại điểm giữa của chống sét Type 1 và Type 3, giúp hạn chế 16% rủi do.
  • Lắp đặt chống sét Type 3 gần thiết bị đầu cuối cần bảo vệ. Sau khi qua thiết bị chống sét Type 3, rủi ro xuống con số rất thấp chỉ còn 0-1%.
3.2 Lắp đặt thiết bị dẫn sét
  • Bước 1: Xác định vị trí tủ điện cần bảo vệ, đấu nối dây chống sét từ tiếp địa tủ với hộp kiểm tra tiếp địa
  • Bước 2: Lắp đặt thiết bị dẫn sét SPD, đấu nối theo hướng dẫn lắp đặt thiết bị. Có thể lắp đặt thêm 1 MCB trước thiết bị chống sét để bảo vệ.

surge inst 1

Hình 4: Lắp đặt kết hợp  thiết bị SPD với MCB bảo vệ

Lưu ý: Chiều dài khuyến nghị của mạch bảo vệ chống sét không dài quá 0.5m
Khi bị sét đánh, thiết bị chống sét sẽ thủng cách điện (báo màu đỏ). Lúc này cần thay thế nhân chống sét mới để tiếp tục bảo vệ.
259 2
Hình 5: Thiết bị chống sét nguồn 3 pha của thương hiệu Phoenix Contact
Trên đây là bài viết hướng dẫn thiết kế hệ thống chống sét lan truyền. Cảm ơn Quý bạn đọc đã theo dõi.
Quý bạn đọc có nhu cầu về sản phẩm, tư vấn và thi công hệ thống chống sét lan truyền vui lòng liên hệ.
Xem thêm